Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Lớp 11 SGK Cũ Chương II: Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ XX Đến Hết Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1918) Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

  • Phan Bội Châu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Là lãnh tụ tiêu biểu của trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.
  • Chủ trương: Dùng bạo lực cách mạng để giành độc lập
  • Hoạt động:
    • Tháng 5/1904 thành lập Hội Duy tân ở Quảng Nam.
      • Mục đích: chủ trương đánh Pháp, giành độc lập và thiết lập 1 chính thể quân chủ Lập hiến ở Việt Nam.
      • Hội tổ chức phong trào Đông Du đưa 200 học sinh sang du học ở Nhật Bản.
      • Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu về nước. ⇒ Phong trào tan rã.

    • Tháng 6/1912, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội.
      • Tôn chỉ duy nhất "đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam".
      • Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam…kết quả hạn chế còn lực lượng thì hao tổn khá lớn.
      • 24/12/1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam  ở nhà tù Quảng Đông .

      • Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời. ⇒ Phong trào thất bại.

  • Nguyên nhân thất bại: các thế lực đế quốc Nhật-Pháp cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
  • Bài học kinh nghiệm:

    • Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc để giành độc lập).

    • Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.

2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

  • Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.
  • Là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cải cách đầu thế kỉ XX.
  • Chủ trương: cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
  • Hoạt động:
    • Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế  mở cuộc  vận động Duy tân ở Trung kỳ.
      • Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội".
      • Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới.
      • Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến.
    • Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
    • Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp.
  •  Nguyên nhân phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

    • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.

    • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân.

    • Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Phong trào thất bại. Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị kết án tử hình.

  • Rút ra nhận xét giữa hai khuynh hướng của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu.
    • Ưu điểm:
      • Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
      • Đều đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX.
      • Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
      • Được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
      • Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến lạc hậu.
    • Nhược điểm:
      • Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
      • Chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.

3. Đông Kinh Nghĩa Thục, vụ đầu độc binh sĩ pháp ở hà nội và những hoạt động cuối cùng của khởi nghĩa Yên Thế

a. Đông kinh nghĩa thục

  • Tên gọi: Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội. Nghĩa thục là trường tư làm việc công ích.
  • Lãnh đạo: Lương Văn Can và Nguyễn Quyền.
  • Thành lập đi vào hoạt động: tháng 3/1907.
  • Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
  • Hoạt động chính:
    • Dạy các môn học địa lí, lịch sử, khoa học thưởng thức.
    • Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo.
    • Kinh doanh công thương nghiệp để hỗ trợ vốn cho trường hoạt động.
  • Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc kì.

  • 11/1907, Pháp ra lệnh đóng cửa trường hoạt động cá nhân.
  • Ý nghĩa:
    • Là một tổ chức cách mạng có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở ở các địa phương.
    • Chống nền giáo dục cũ với những giáo điều của Hán Nho mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.
    • Cổ vũ cái mới: học chữ Quốc ngữ, các môn khoa học thực dụng, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp. Lên án phong tục tập quán lạc hậu.
    • Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

b. Vụ đầu độc  lính Pháp  ở Hà Nội năm 1908

  • Nguyên nhân:
    • Do sự đối xử tàn tệ của Pháp, và sự giác ngộ của binh lính người Việt trước sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
    • Sự kết hợp của binh lính người Việt và nghĩa quân Yên Thế.
  • Diễn biến:
    • Ngày 27-6-1908, tổ chức đầu độc lính pháp tại Hà Nội, thực dân Pháp cho tước khí giới  và giam binh lính người Việt trong trại.
    • Tháng 1/1909, Pháp tấn công quy mô nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế, nghĩa quân chiến đấu kiên cường giành 1 số thắng lợi (trận Chợ Gồ, Sơn Quả, Rừng Phe...)
    • Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa thất thại.
  • Ý nghĩa: Đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc sau này.
  • Sau khi học xong bài này, các em cần rút ra được nguyên nhân ra đời, ý nghĩa của 2 xu hướng cách mạng đầu thế kỉ XX. Đưa ra nhận xét giống và khác nhau giữa hai khuynh hướng bạo lực của Phan Bội Châu, khuynh hướng cải cách của Phan Chu Trinh.
  • Nhằm giúp các em củng cố lại nội dung bài học, mời các em cùng thử sức mình với các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 trong phần sau. Ngoài ra, các bài tập trong sách giáo khoa đều được hướng dẫn giải chi tiết trong phần Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 23. Nếu các em có thắc mắc về nội dung bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.
  • Chúc các em học thật tốt và chuẩn bị tinh thần để học bài tiếp theo Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)


 

Copyright © 2021 HOCTAP247