Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 5 Tiếng việt Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án !!

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án !!

Câu 3 :

Đợi chú nói lời cảm ơn

Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông lo lắng, nói với đám đông:

- Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra. Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:

- Để cháu giúp cho ạ!

Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi. Người đàn ông định đưa một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:

- Anh cho nó mười nghìn là được rồi!

Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:

- Cháu thấy chú đưa ít tiền à?

- Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!

- Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?

- Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng “Cảm ơn”.

(Theo Nguyễn Kim Lân)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Người đàn ông nhờ mọi người làm việc gì? (0,5 điểm)


A. Người đàn ông nhờ mọi người đẩy hộ cái xe.



B. Người đàn ông nhờ mọi người nhặt giúp tờ tiền bị rơi.


C. Người đàn ông nhờ mọi người vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe.

D. Người đàn ông nhờ mọi người lau xe hộ.

Câu 4 :

Ai là người đã đến giúp người đàn ông đó? (0,5 điểm)


A. Bác tài xế.          


B. Cô bán hàng.          

C. Cậu bé 11 tuổi.          

D. Anh thợ xây.

Câu 5 :
Khi người đàn ông đưa tiền cho cậu bé chữa hộ xe, cậu bé đã làm gì? (0,5 điểm)


A. Cảm ơn người đàn ông.



B. Xin người đàn ông trả một trăm nghìn.


C. Đòi người đàn ông trả thêm tiền.

D. Không nhận tiền và đứng yên chờ đợi.

Câu 6 :
Vì sao đã từ chối nhận tiền mà cậu bé vẫn không đi? (0,5 điểm)


A. Vì cậu đợi người đàn ông nói với mình hai tiếng “Cảm ơn”



B. Vì cậu muốn biết chiếc xe có ổn không.


C. Vì người đàn ông đã không giữ đúng lời hứa.

D. Vì muốn người đàn ông trả thêm tiền.

Câu 10 :

Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc? (0,5 điểm)


A. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.



B. Tết đến, hàng bán rất chạy.


C. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 16 :

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi là người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trong hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước)

( Theo Lâm Ngũ Đường)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1. Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? (0,5 điểm)


A. Là người có ngoại hình xấu xí.



B. Là người rất thông minh.


C. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.

D. Là người dũng cảm.

Câu 17 :

Vì sao lúc đầu nhà vua không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? (0,5 điểm)


A. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo.



B. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí.


C. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.

D. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

Câu 18 :
Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? (0,5 điểm)


A. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quý của hoa sen.



B. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quý khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.


C. Vì bông hoa sen rất đẹp.

D. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 19 :

Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” ? (0,5 điểm)


A. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.



B. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.


C. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

D. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 24 :

Dòng nào dưới đây thích hợp nhất để giải nghĩa từ “Hạnh phúc”: (0,5 điểm)


A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.



B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.


C. Cảm giác vui khi có được một thứ gì đó mình muốn.

D. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.

Câu 30 :

Trên công trường khai thác than

Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm...

Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.

Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này.

(Theo Trần Nhuận Minh)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1.Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường? (0,5 điểm)


A. Sườn núi.        


B. Bờ moong.         

C. Cỗ máy khoan.          

D. Dưới đáy moong.

Câu 31 :

Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”? (0,5 điểm)


A. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt.



B. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.


C. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu.

D. Do sương mù và mưa nhẹ.

Câu 32 :
Tác giả so sánh “chiếc máy xúc” với hình ảnh nào sau đây? (0,5 điểm)


A. Như một con thuyền đã hạ buồm.



B. Như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.


C. Như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn.

D. Trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải.

Câu 33 :
Trên công trường khai thác than có loại máy móc, loại xe nào làm việc? (0,5 điểm)


A. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa.



B. Xe ben-la, xe gấu, xe lửa.


C. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe cần cẩu, xe tải.

D. Không có xe mà chỉ có máy móc.

Câu 34 :
Những chiếc xe gấu làm công việc gì? (0,5 điểm)


A. Chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga.



B. Chở đất đá ra cảng.


C. Chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải.

D. Múc than ở bãi đổ vào xe.

Câu 35 :

Từ nào gần nghĩa với cụm từ: “khi ẩn khi hiện”? (0,5 điểm)


A. Mờ mịt                


B. Vằng vặc                 

C. Long lanh                 

D. Thấp thoáng

Câu 37 :

Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ (Gạch dưới quan hệ từ trong câu)? (0,5 điểm)


A. Không ngớt xe lên, xe xuống.



B. Hoàn toàn không thấy bóng người.


C. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi.

D. Chúng tôi ra bờ moong.

Câu 38 :

Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ (Gạch dưới quan hệ từ trong câu)? (0,5 điểm)


A. Không ngớt xe lên, xe xuống.



B. Hoàn toàn không thấy bóng người.


C. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi.

D. Chúng tôi ra bờ moong.

Câu 45 :

Lê-nin và ông lão đi săn

Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mátxcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mátxcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu. Tất nhiên ông lão hiểu rằng ông đến thăm ai, nhưng ông vẫn mang theo kha khá bánh mì nông thôn. Có thể là Lê-nin nói chơi thế thôi, chứ ở đấy người ta sẽ không cho vào, và cũng có thể Lê-nin không có ở nhà. Thế rồi ông lão đến Krem-li thăm Lê-nin và mang theo bánh mì. Lê-nin có nhà và ông thợ săn được đưa vào gặp Lê-nin ngay, khi ông vừa xưng tên. Và đây, một căn phòng rộng thênh thang, hầu như trống rỗng. Chắc là phòng cũng có đồ đạc gì đấy nhưng phòng rộng quá nên tưởng trống không. Ở cuối căn phòng lớn ấy có một chiếc hòm, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm, đang nhóm bếp dầu hỏa. Lê-nin rất mừng, cười và nói:

- Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A-lếch-xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch.

Khi cà phê đã pha xong, Lê-nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến phát khiếp lên được.

- Vla-đi-mia I-Lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê...

- Ô tốt lắm, bác đem ra đây!

Họ uống cà phê làm bằng bột lúa mạch và ăn bánh mì. Kể xong câu chuyện của mình, Alếch-xây nói:

- Y như trong giấc mơ, đến bây giờ tôi vẫn thường hình dung thấy: căn phòng rộng thênh thang, ở cuối phòng có chiếc hòm, trên hòm đặt cái bếp dầu hỏa.

(Nguyễn Đắc Việt dịch)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Khi đi thăm Lê-nin, ông lão có những băn khoăn gì? (0,5 điểm)


A. Ông ngại đường sá xa xôi, đi thăm sẽ rất vất vả.



B. Lê-nin không có ở nhà hoặc người ta không cho ông vào thăm.


C. Lê-nin là vua một nước, sẽ khó chịu không tiếp công dân thường như ông.

D. Người ta không cho vào thăm.

Câu 46 :

Chi tiết nào chứng tỏ nơi ở của Lê-nin rất đơn sơ? (0,5 điểm)


A. Nhà rộng thênh thang nhưng trống rỗng.



B. Nhà không có lính canh gác.


C. Nhà rộng nhưng hầu như không có nhiều đồ đạc sang trọng.

D. Nhà không có bàn ghế tiếp khách sang trọng.

Câu 47 :

Chi tiết nào chứng tỏ Lê-nin sống rất giản dị? (0,5 điểm)


A. Lê-nin lấy cà phê làm bằng bột lúa mạch để tiếp khách.



B. Lê-nin cùng với lão ăn bánh mì nhà quê.


C. Lê-nin trò chuyện cởi mở, thân mật với ông lão thợ săn.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 48 :

Ông lão thợ săn có những cảm tưởng gì về cuộc viếng thăm Lê-nin? (0,5 điểm)


A. Tự hào vì được thăm vị lãnh tụ của nhà nước Xô-viết.



B. Bất ngờ vì thấy Lê-nin sống rất giản dị, bình đẳng và chân thành.


C. Bất ngờ vì thấy nhà Lê-nin rộng thênh thang, sang trọng.

D. Bất ngờ vì được biết Lê-nin rất thích uống cà phê và ăn bánh mì.

Câu 49 :

Trong từ “hạnh phúc”, tiếng “phúc” có nghĩa là: (0,5 điểm)


A. Điều may mắn, tốt lành.



B. Sự hòa thuận của mọi người trong gia đình.


C. Đức tính phúc hậu.

D. Sự yêu thương của mọi người với nhau.

Câu 58 :

Mưa cuối mùa

Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.

Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao?

(Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Điều gì khiến bé thức giấc lúc nửa đêm? (0,5 điểm)


A. Những ánh chớp chói lòa.



B. Tiếng mưa xối xả, tiếng sấm ầm.


C. Tiếng động ầm ầm, tiếng mưa xối xả, tiếng sấm ì ầm.

D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng.

Câu 59 :

Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? (0,5 điểm)


A. Vui sướng                


B. Thương Xót                

C. Nao lòng                 

D. Lo lắng

Câu 60 :

Ở đầu đoạn 2, tác giả đã kể mưa gió cố ý làm gì? (0,5 điểm)


A. Rủ Bé ra tắm mưa.



B. Rủ bé ra ngoài chơi với chúng.


C. Mang hơi nước làm mát lạnh căn phòng của Bé.

D. Mang một chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.

Câu 61 :

Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? (0,5 điểm)


A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.



B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên đỉnh ngọn cây bồ đề.


C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một giấc ngủ ngon.

D. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Câu 62 :

Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? (1 điểm)


A. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – sướng.



B. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.


C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ – dậy, sáng suốt – tỉnh táo.

D. Đầu – cuối, trước – sau, cao – thấp, sáng suốt – tỉnh táo.

Câu 64 :

Dòng nào sau đây gồm các từ láy? (1 điểm)


A. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mong mỏi.



B. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mỏi mắt.


C. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mơ mộng.

D. Xối xả, ầm ầm, sung sướng, mơ màng.

Câu 65 :

Cặp từ nào trong các cặp từ sau là từ nhiều nghĩa? (0,5 điểm)


A. Mưa xối xả - mưa gió



B. Mưa tiền - mưa bàn thắng


C. Cơn mưa - mưa to

D. Trận mưa - cơn mưa

Câu 71 :

Anh hùng thực sự

Ngày xưa, ở vùng Qua-đa-la-pa-ra có một ông lão sống cùng ba người con trai. Lúc sắp mất, ông gọi ba người con vào và nói:

- Các con của ta, ta chẳng có gì ngoài một viên kim cương của tổ tiên để lại. Ta không muốn bán nó hay chia nhỏ cho các con. Ta chỉ muốn trao cho một trong ba con. Các con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau, ta sẽ trao nó cho người xứng đáng nhất.

Ba người cùng đi và đúng hẹn thì trở về. Người con cả mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ trong thành phố. Người con thứ hai cứu một bé gái sắp chết đuối ở sông Ri-ô Grăng. Ông lão vui sướng hỉ hả lắm, rồi ông quay sang người con thứ ba:

- Còn con, xem con mang được về gì nào?

Lúc này, người con thứ ba mới nói:

- Cha ạ, một buổi sáng, con nhìn thấy một người đàn ông say rượu nằm ngủ bên bờ vực. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta xuống vực sâu. Con nhẹ nhàng đi lại và xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha biết đó là ai không? Chính là San-chô, kẻ thù truyền kiếp của nhà ta. Đã có vài lần anh ta dọa sẽ giết con nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy nhìn con đăm đăm. Rồi sau đó chúng con khoác tay nhau cùng về. Cha ạ, bây giờ thì con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể là bạn dù trước đó họ là kẻ thù.

Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói:

- Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ!

(Theo báo Thiếu niên Tiền phong)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Người anh hùng thật sự trong câu chuyện trên là ai? (0,5 điểm)


A. Người con cả.                                               


B. Người con thứ 2

C. Người con thứ 3                                           

D. Cả ba người con

Câu 72 :

Vì sao người con trai thứ ba được coi là “người anh hùng thực sự”? (0,5 điểm)


A. Vì anh đã cứu được một người đàn ông bị say rượu khỏi rơi xuống vực sâu.



B. Vì anh được cha yêu mến, tôn trọng và muốn tặng cho viên kim cương.


C. Vì anh là một người cao thượng đã chiến thắng được lòng thù hận của bản thân mình.

D. Vì anh là người đã mang tiền của mình đi chia cho người nghèo.

Câu 73 :

Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm)


A. Nên mang tài sản của mình chia cho người nghèo.



B. Phải biết sống cao thượng và tha thứ cho mọi người.


C. Phải luôn cứu giúp những người hoạn nạn.

D. Phải biết nghe lời cha mẹ và cố gắng học tập.

Câu 74 :

Hãy chọn thành ngữ phù hợp nhất với nội dung câu chuyện? (0,5 điểm)


A. Ở hiền gặp lành.



B. Một sự nhịn là chính sự lành.


C. Thêm bạn bớt thù.

D. Chim có tổ, người có tông.

Câu 75 :

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “gan dạ”? (0,5 điểm)


A. Hèn nhát. 


B. Sợ hãi                    

C. Can đảm                    

D. Siêu nhân

Câu 77 :

Các từ trong nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? (0,5 điểm)

Trong veo, trong xanh, trong vắt


A. Đó là những từ đồng nghĩa.                        


B. Đó là những từ nhiều nghĩa.

C. Đó là những từ đồng âm.                             

D. Đó là những từ trái nghĩa.

Câu 78 :

Trong các từ: “tiếng thơm, danh thơm, thơm thảo” từ “thơm” ở đây chỉ: (0,5 điểm)


A. Một hành động âu yếm.                              


B. Một tính chất tốt đẹp.

C. Một mùi hương dễ chịu.                              

D. Tên một loại quả.

Câu 84 :

Đôi tai của tâm hồn

Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ:

- Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tôi đến thế sao?

Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

- Cháu hát hay quá! - Một giọng nói vang lên.

- Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.

Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

- Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay.

Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Vì sao cô bé bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca? (0,5 điểm)


A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.



B. Vì cô không có quần áo đẹp.


C. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng, cũ và bẩn.

D. Vì cô bé quá nhỏ, không đủ cân nặng để tham gia.

Câu 85 :

Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)


A. Suy nghĩ và khóc một mình.



B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.


C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Cô bé đã nằm ngủ cho đỡ buồn.

Câu 86 :

Cụ già đã làm gì để tạo niềm tin và động lực cho cô bé luyện tập? (0,5 điểm)


A. Cụ nói: “Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.



B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.


C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ đã yêu thương cô bé.

Câu 90 :

Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ vui vẻ? (0,5 điểm)


A. Vui tươi, vui mắt, mừng vui.               


B. Vui cười, vui tính, vui lòng.

C. Vui mừng, vui sướng, vui vầy.             

D. Vui lòng, vui tính, vui tươi, vui mừng.

Câu 91 :

Từ ghép nào sau đây được tạo ra từ các tiếng có nghĩa trái ngược nhau? (0,5 điểm)


A. Béo gầy                    


B. Đoàn kết                     

C. Thấp bé                   

D. Nhân ái

Câu 97 :

Đà Lạt

Đà Lạt, một buổi chiều cuối năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.

Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý nhìn những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm. Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh sứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở.

Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng anh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng anh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng anh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt màu vàng nghệ, hoà hợp với giọng hót ấm áp. Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Nên chọn tên nào cho bài văn? (0,5 điểm)


A. Một buổi sáng ở Đà Lạt.                               


B. Một buổi chiều ở Đà Lạt.

C. Những âm thanh ở Đà Lạt.                            

D. Những khung cảnh ở Đà Lạt.

Câu 98 :

Sự vật nào không được tác giả miêu tả trong bài? (0,5 điểm)


A. Đồi núi.                            



B. Tiếng chim.                              


C. Cây thông.

D. Suối.                                 

E. Hồ nước.                                    

G. Thời tiết.

Câu 99 :

Thời tiết Đà Lạt như thế nào? (0,5 điểm)


A. Nóng ẩm.                     


B. Mát mẻ.                     

C. Lạnh.                     

D. Khô ráo.

Câu 100 :

Nghe tiếng hoàng danh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì? (0,5 điểm)


A. Màu nắng của những ngày đẹp trời.



B. Rừng thông xanh và và mặt hồ màu ngọc bích.


C. Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông.

D. Những hàng thông thẳng tắp.

Câu 101 :

Không gian của Đà Lạt có đặc điểm gì? (0,5 điểm)


A. Sôi động và náo nhiệt.                                   


B. Lắng đọng và trầm buồn.

C. Yên tĩnh và thơ mộng.                                   

D. Bình yên và trầm lặng.

Câu 102 :

“Tưởng tượng” thuộc từ loại gì? (0,5 điểm)


A. Danh từ                      


B. Động từ                      

C. Tính từ                       

D. Đại từ

Câu 103 :

Câu “Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.” có: (0,5 điểm)


A. Ba từ đơn, ba từ ghép.                                   


B. Ba từ đơn, hai từ ghép, một từ láy.

C. Ba từ đơn, một từ ghép, hai từ láy.             

D. Bốn từ đơn, hai từ láy.

Câu 104 :

Từ “trong” ở cụm từ “không khí nhẹ và trong” và từ “trong” ở cụm từ “trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào? (0,5 điểm)


A. Là hai từ đồng âm.                                     


B. Là một từ nhiều nghĩa.

C. Là hai từ đồng nghĩa.                                  

D. Là hai từ trái nghĩa.

Câu 108 :

Trong câu: “Tôi nhìn ra xa hơn.” đại từ “tôi” dùng để: (0,5 điểm)


A. Thay thế danh từ.                                       


B. Thay thế động từ.

C. Thay thế tính từ.                                           

D. Dùng để xưng hô.

Câu 111 :

Mùa xuân về bản

Tôi gặp mùa xuân về bản Vua Bà vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì lại, âm vang trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.

Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tổi dậy. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rền rĩ gió bấc, mặt trời còn trắng bệch ẩn sau những tầng mây ngổn ngang như những tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.

Mùa xuân ở bản thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái, sau mùa xuân người rạc đi chỉ còn cái xác vé, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con...

(Theo Nguyễn Phan Hách)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Hình ảnh nào cho thấy tiếng hót chim vàng anh báo hiệu mùa xuân? (0,5 điểm)


A. Con chim vàng anh bay đến, cất tiếng hót ngắn thôi nhưng réo rắt.


B. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.

C. Tiếng hót của con chim vàng anh ở lại, âm vang mãi trong lòng làm cho tôi ngẩn ngơ luyến tiếc.


 

D. Tôi gặp mùa xuân về bản Vua Bà vào một buổi sớm.

Câu 112 :

Con chim vàng anh đã đánh thức những gì? (0,5 điểm)


A. Tác giả, cây đào, đại ngàn, không gian, mặt đất.



B. Tác giả, đại ngàn, hạt mưa, bầu trời và mặt đất.


C. Tác giả, cây đào, đám mây, hạt mưa và mặt đất.

D. Tác giả, cây đào, đám mây, đại ngàn và mặt đất

Câu 113 :

Những hạt mưa mùa xuân được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)


A. Những hạt mưa xuân long lanh rơi từng giọt, từng giọt trên cành cây, ngọn cỏ chìm đắm trong rét mướt.



B. Những làn mưa bụi rơi lất phất như những tấm mạng nhện giăng mắc đầy trên hoa lá, cỏ cây long lanh nước.


C. Bụi mưa hoa long lanh bay lửng lơ như những chuỗi cườm nhỏ xíu năm màu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.

D. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây.

Câu 114 :

Mùa xuân ở bản Vua Bà có những âm thanh, mùi hương nào? (0,5 điểm)


A. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim vỗ cánh, hương hoa lan tỏa.



B. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim hót, mùi hương của cây, lá.


C. Tiếng chim vỗ cánh, tiếng chim hót, hương cây, hoa lan tỏa.

D. Tiếng chim vỗ cánh, tiếng chim hót, hương cây, bụi mưa hoa long lanh.

Câu 115 :

Từ “ngon” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? (0,5 điểm)


A. Ru em, em ngủ cho ngon.



B. Bữa cơm tối là bữa cơm ngon nhất trong ngày.


C. Bạn ấy giải bài toán thật ngon lành.

D. Những lời nói ngon ngọt thường là lời nói dối.

Câu 122 :

Người gác rừng tí hon – “Từ Phát hiện những dấu chân đến ... hết.” Trang 124 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)

Kể việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người thông minh, dũng cảm.

Câu 124 :

Chim vành khuyên và cây bằng lăng

Đàn chim vành khuyến bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vẹt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp. Những con chim ríu rít chuyền lên chuyển xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, nếu chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá thì cây che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

Đàn vành khuyên đường tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm và thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên !...

(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào? (0,5 điểm)


A. Mùa xuân                  


B. Mùa hạ                  

C. Mùa thu                   

D. Mùa đông

Câu 125 :

Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu? (0,5 điểm)


A. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.



B. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.


C. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

D. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.

Câu 126 :

Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì? (0,5 điểm)


A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.



B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.


C. Bằng lăng cảm động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.

D. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.

Câu 127 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn? (0,5 điểm)


A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.



B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.


C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.

D. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.

Câu 128 :

Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”? (0,5 điểm)


A. Cảm thông                


B. Cảm xúc               

C. Rung động                

D. Xúc động

Câu 129 :

Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? (1 điểm)


A. Cây bằng lăng / Cây thước kẻ 



B. Tìm bắt sâu / Moi rất sâu


C. Mặt vỏ cây / Mặt trái xoan

D. Chim vỗ cánh / Hoa năm cánh

Câu 136 :

Sao đổi ngôi

Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói loà. Cậu em giật áo chị và nói:

- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!

Cô chị quay lại dịu dàng hỏi:

- Thế em muốn ước gì?

Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:

- Ước gì...giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.

Cô chị cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:

- À chị bảo điều này...

- Gì ạ? - Không hiểu sao cô chị bỗng đâm ra lúng túng:

- À ...à...không có gì. Chị chỉ nghĩ...ông cụ chắc cần tiền lắm!

Trong trí óc non nớt của cô bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

(Ngô Phước Quả)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Cậu bé ước mong điều gì? Tại sao cậu bé lại ước mong như vậy? (0,5 điểm)


A. Ước được đi diễn trò để giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ.



B. Ước giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông.


C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có.

D. Ước có thật nhiều tiền để cho vào lợn đất.

Câu 137 :

Khi nghe được ước muốn của em trai, cô chị đã tỏ thái độ gì và nghĩ gì? (0,5 điểm)


A. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật.



B. Dành cho bố con ông lão và em mình một niềm vui bất ngờ.


C. Dùng tiền tiết kiệm của mình trong lợn đất để giúp đỡ bố con ông lão.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 138 :

Theo em hai chị em trong câu chuyện trên có phẩm chất gì đáng quý? (0,5 điểm)


A. Thích xem sao đổi ngôi, tin những điều kì diệu.



B. Tiết kiệm, dành dụm để có một khoản tiền mua đồ chơi.


C. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác.

D. Thông minh, khéo léo, chăm chỉ.

Câu 139 :

Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nếu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện trên? (0,5 điểm)


A. Thương người như thể thương thân.            


B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

C. Bán anh em xa mua láng giềng gần.            

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 140 :

Các từ “ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” là những từ: (0,5 điểm)


A. Đồng âm                


B. Nhiều nghĩa              

C. Đồng nghĩa                

D. Trái nghĩa

Câu 148 :

Chiếc diều sáo

Chiến lớn lên, khoẻ mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân bóng mát, lòng thanh thản. Bà nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vu nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chồng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

- Con vót cái điều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi: - Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

- Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào (chọn 2 đáp án)? (0,5 điểm)


A. Khoẻ mạnh, chăm học, chăm làm.         


B. Không nghe lời bà.

C. Không chịu học, mải chơi.                      

D. Mê chơi diều và chơi khéo nhất làng.

Câu 149 :

Sau mười năm Chiến đi bộ đội, ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0,5 điểm)


A. Vui mừng khi Chiến trở về.



B. Bà giận dỗi trách mắng Chiến không về thăm bà.


C. Ngóng trông chờ đợi, bị lẫn, không nhận ra Chiến

D. Bà đã qua đời trong nỗi nhớ thương và ngóng chờ Chiến về.

Câu 150 :

Tại sao anh Chiến quỳ xuống lạy bà, nước mắt ròng ròng? (0,5 điểm)


A. Vì bà bị ốm nhiều năm không khỏi.              


B. Vì sau 10 năm anh mới gặp lại bà.

C. Vì nhớ bà, thương bà già yếu, bị lẫn.          

D. Vì bà đã trách mắng Chiến.

Câu 151 :

Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0,5 điểm)


A. Giọng nói thân quen của Chiến.



B. Những bài hát quen thuộc của Chiến.


C. Vì bà thấy Chiến đi thả diều và nhớ lại những kỉ niệm về Chiến ngày nhỏ.

D. Chiếc áo của Chiến hồi nhỏ bà vẫn còn giữ.

Câu 159 :

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả cho ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ?

- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn.

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Trong câu chuyện trên có các nhân vật? (0,5 điểm)


A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.



B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.


C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.

D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Câu 160 :

Người khách đưa đồng tiền vàng cho cậu bé bán diêm vì: (0,5 điểm)


A. Ông không có tiền lẻ.               



B. Ông thương cậu bé nghèo.


C. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.

D. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói, quay lại trả tiền thừa.

Câu 161 :

Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách vì: (0,5 điểm)


A. Rô-be bị gãy chân, đang nằm ở nhà.     



B. Rô-be bị mệt đang nằm ở nhà.


C. Rô-be bị tai nạn, đang ở bệnh viện.      

D. Rô-be không muốn trả tiền cho khách.

Câu 162 :

Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm: (0,5 điểm)


A. Tuy nghèo nhưng Rô-be không tham lam.



B. Dù gặp tai nạn nhưng Rô-be vẫn tìm cách thực hiện lời hứa.


C. Rô-be muốn kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp gia đình.

D. Rô-be đã làm cho vị khách hết lo lắng.

Câu 163 :

Chọn một tên cho Rô-be phù hợp với đặc điểm, tính cách của cậu: (0,5 điểm)


A. Cậu bé nghèo.                                             


B. Cậu bé đáng thương.

C. Cậu bé bán hàng rong.                                 

D. Cậu bé nghèo trung thực.

Câu 164 :

“...thoáng một nỗi buồn”, Từ trái nghĩa với từ “buồn” là: (0,5 điểm)


A. Vui vẻ                   


B. Buồn rầu                     

C. Bất hạnh                  

D. Thoả mãn

Câu 165 :
Câu “Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo” từ: (1 điểm)


A. Tôi là danh từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?



B. Tôi là đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?


C. Tôi là đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

D. Tôi là danh từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

Câu 166 :

Trong câu “Tôi gặp cậu bé .... tôi mua giúp”. Có mấy từ láy? (1 điểm)

Đó là các từ


A. Bốn từ láy.              


B. Năm từ láy.             

C. Sáu từ láy.              

D. Bảy từ láy.

Câu 167 :

Từ “cháu” trong “Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng” là: (0,5 điểm)


A. Đại từ                     


B. Danh từ                      

 C. Tính từ                      

D. Động từ

Câu 168 :

“Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà”. Quan hệ từ “vì” trong câu thể hiện mối quan hệ: (0,5 điểm)


A. Tương phản                                                   


B. Điều kiện – kết quả

C. Tăng tiến                                                        

D. Nguyên nhân – kết quả

Câu 172 :

Cậu bé người Nhật

Tối 16 – 3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm.

Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người lau với dòng nước mắt, giọng run run khi nghĩ đến người thân. Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát chùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.

Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu bé ôm túi lương khô để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.

(Hà Minh Thành)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Tác giả chú ý đến điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm? (0,5 điểm)


A. Các học sinh của trường tiểu học.             



B. Hàng người xếp hàng rồng rắn.


C. Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét.  

D. Các giáo viên trong trường tiểu học.

Câu 173 :

Khi động đất và sóng thần ập đến, điều gì đã xảy ra với người thân trong gia đình cậu bé? (0,5 điểm)


A. Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước.



B. Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu không kịp thoát thân.


C. Cậu bé ở ban công tầng 3 của trường, thấy trường học bị sóng thần đánh sập.

D. Cả hai đáp án A và B.

Câu 174 :
Khi cảnh sát đưa cho túi lương khô, cậu bé đã làm gì (chọn 2 đáp án)? (0,5 điểm)


A. Nhận túi lương khô, khom người cảm ơn.



B. Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành.


C. Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng.

D. Để dành mang về nhà cho em và bố mẹ.

Câu 175 :

Cậu bé trong câu chuyện trên là người như thế nào? (0,5 điểm)


A. Cậu sợ người khác phản đối vì bị đối xử không công bằng.


B. Cậu nghĩ về người khác, nghĩ người khác còn đói hơn mình, muốn sống thật công bằng.

C. Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng nên luôn nhường nhịn những người xếp hàng trước.


D. Cậu bé nghĩ khẩu phần ăn đó quá ít, không đủ để ăn nên xếp hàng để được nhiều hơn.


Câu 178 :

“Sóng thần” có nghĩa là gì? (0,5 điểm)


A. Sóng biển rất to và rất cao do động đất ngầm dưới biển gây ra, có sức tàn phá rất lớn.



B. Là một cơn sóng lớn do thần giữ biển tạo ra để trừng phạt người dân.


C. Là một cơn sóng lớn gây ra lở núi, vỡ đế, thiệt hại nghiêm trọng đến người và của.

D. Là loại sóng biển mới do nước trên mặt biển gây ra, có sức tàn phá lớn.

Câu 185 :

Người thợ rèn

Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe, rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.

- Thôi nào! – Anh bảo cậu thợ phụ. Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rỡ.

- Thôi! – Anh nói.

Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm hằm quai búa choạng choạng vừa nói rõ to: “Này ... Này ... Này ...”

Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.

(Theo Nguyên Ngọc)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Công việc của người thợ phụ là gì? (0,5 điểm)


A. Thổi ống bễ lò rèn.



B. Lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng.


C. Anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới, sau khi hoàn thành sản phẩm.

D. Tất cả các chi tiết trên.

Câu 186 :

Bài đọc tả hình dáng hay hoạt động của anh thợ rèn? (0,5 điểm)


A. Chỉ tả hình dáng.



B. Chỉ tả hoạt động.


C. Kết hợp tả hình dáng và hoạt động.

D. Chủ yếu tả hoạt động là chính và chỉ tả một số đặc điểm về hình dáng.

Câu 187 :
Kết quả lao động của người thợ rèn làm một sản phẩm nào? (0,5 điểm)


A. Thỏi thép hồng.                                           


B. Con cá lửa hung dữ

C. Một lưỡi rựa.                                                

D. Một lưỡi rìu.

Câu 188 :

Vì sao quá trình người thợ rèn làm một sản phẩm được ví như một cuộc chinh phục mới? (0,5 điểm)


A. Vì người thợ rèn phải bỏ ra nhiều thời gian.



B. Vì người thợ rèn phải dùng nhiều công sức và kĩ thuật.


C. Vì cần phải có nhiều người cùng tham gia.

D. Vì mỗi lần làm sản phẩm mới cần có bản thiết kế chi tiết.

Câu 192 :

Em hãy khoanh vào các cặp từ đồng nghĩa sau (chọn nhiều đáp án):(1 điểm)


A. Thanh bình - Bình yên.                              


B. Phúc hậu - Nhân từ.

C. Hạnh phúc - Đau khổ.                                 

D. Giàu có - Tốt bụng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247