Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Hà

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Hà

Câu 1 : Quan điểm nào không đúng khi nói về hôn nhân?

A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.

B. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.

C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.

D. Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.

Câu 2 : Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn như thế nào?

A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.

D. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Câu 3 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền lao động của công dân?

A. Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình.

B. Có quyền lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.

C. Có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

D. Có quyền lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.

Câu 4 : Cơ sở quan trọng của hôn nhân là gì?

A. tình yêu chân chính.

B. kinh tế vững chắc.

C. môn đăng hộ đối.

D. tuổi tác phù hợp.

Câu 5 :  Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn?

A. Kết hôn giữa những người khác giới tính.

B. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.

C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác.

D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.

Câu 6 : Khái niệm hôn nhân là gì?

A. sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ.

B. sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ.

C. sự liên kết giữa một nam và một nữ.

D. sự liên kết đặc biệt giữa hai người yêu nhau.

Câu 7 : Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

B. Là quyền tự do của công dân thích kinh doanh mặt hàng nào cũng được.

C. Là quyền của công dân được kinh doanh tất cả mặt hàng mà mình yêu thích.

D. Là quyền của công dân được kinh doanh, buôn bán, trao đổi tất cả các mặt hàng.

Câu 9 : Em đồng ý với ý kiến nào sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Buôn bán nhỏ thì không cần phải đóng thuế.

B. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

C. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, ngành gì.

D. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước.

Câu 10 : Trong giấy phép kinh doanh của bà T có 8 loại mặt hàng, nhưng khi Ban quản lý thị trường đến kiểm tra thì cửa hàng của bà lại có tới 10 loại mặt hàng. Bà T đã vi phạm rõ nhất điều gì sau đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Kê khai không đúng số lượng mặt hàng.

B. Kinh doanh không đúng mặt hàng.

C. Đóng thuế không đủ cho Nhà nước.

D. Đã vi phạm Luật kinh doanh của Nhà nước.

Câu 11 : Trước khi mở một quán tập hóa nhỏ, gia đình Thành đã đến cơ quan thuế để xin giấy phép kinh doanh và đóng thuế hàng tháng đây đủ. Việc làm của gia đình Thành cho thấy gia đình bạn đã thực hiện tốt nhất điều gì sau đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Công dân có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. 

B. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

C. Thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế.

D. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh.

Câu 12 : Trường hợp nào sau đây người lao động vi phạm?

A. Đi làm theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

B. Không trả tiền công như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

C. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết.

D. Đi xuất khẩu lao động chưa hết kì hạn nhưng đã bỏ về nước.

Câu 14 : Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?

A. Quyền sở hữu tài sản.

B. Quyền sử dụng đất.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền được thành lập công ty, doanh nghiệp.

Câu 16 : Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

A. Chính phủ.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Quốc hội.

Câu 17 : Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm nào?

A. Tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập.

B. Bảo tồn di sản văn hóa.

C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.

D. Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Câu 18 : Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới nội dung gì?

A. Các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ.

B. Các quan hệ lao động và quan hệ công vụ.

C. Các quan hệ tài sản và quan hệ sở hữu tài sản.

D. Các quan hệ giữa nhân dân và nhà nước.

Câu 19 : Trường hợp nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Cán bộ cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

B. Người lái xe uống rượu say gây tai nạn làm chết người.

C. Công dân điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.

D. Người mắc bệnh tâm thần phát bệnh cầm dao gây thương tích cho hàng xóm.

Câu 20 : Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?

A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty.

B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường.

C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.

D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả.

Câu 21 : Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm.

C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh P để trả thù.

D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 22 : Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ?

A. Hôn nhân và gia đình.

B. Nhân thân phi tài sản.

C. Chuyển dịch tài sản.

D. Lao động, công vụ nhà nước.

Câu 23 : Hành vi vi phạm pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là?

A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng.

B. Em H bị tâm thần nên lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đập vỡ cửa kính nhà hàng.

Câu 24 : Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.

B. Lái xe máy đi ngược đường một chiều.

C. Không thực hiện theo di chúc của người mất.

D. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 26 : Em tán thành quan niệm về lao động nào dưới đây?

A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán.

B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ những người lười nhác, không chịu lao động mới đáng xấu hổ.

C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự hào.

D. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà có thu nhập cao.

Câu 27 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Học sinh còn nhỏ chỉ cần học hành.

B. Nên giúp đỡ gia đình tùy theo khả năng của mình.

C. Chỉ người từ 15 tuổi trở lên mới cần lao động.

D. Nghĩa vụ lao động bắt buộc cho người trên 18 tuổi.

Câu 28 : Nghĩa vụ lao động của công dân là nhằm mục đích gì?

A. nuôi sống bản thân, gia đình. 

B. nuôi sống bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. 

C. nuôi sống gia đình.

D. nuôi sống bản thân.

Câu 29 : Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình nhằm mục đích gì?

A. phân chia lại thị trường thế giới.

B. thay đổi đồng bộ cơ cấu nền kinh tế.

C. lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội. 

D. chiếm lĩnh nguồn ngân sách quốc gia.

Câu 30 : Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật lao động?

A. Thuê trẻ em dưới 14 tuổi đội than.

B. Tự ý phá bỏ hợp đồng không báo trước.

C. Trả công cho người lao động đúng quy định.

D. Nợ tiền công của công nhân rồi không trả.

Câu 31 : Theo quy định của pháp luật, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ?

A. kê khai đúng số vốn.

B. thu hút nguồn viện trợ.

C. thế chấp mọi tài sản.

D. tăng đầu cơ tích trữ.

Câu 33 : Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là gì?

A. khẳng định thương hiệu.

B. khai thác tối đa nguồn lực kinh tế.

C. mở rộng thị trường.

D. thu lợi nhuận.

Câu 34 : Trường hợp nào sau đây không được miễn thuế?

A. Bị thiên tai lũ lụt.

B. Quen biết với nhân viên thuế vụ.

C. Cán bộ, công nhân viên về hưu kinh doanh nhỏ.

D. Người già yếu, kinh doanh lặt vặt chỉ đủ đảm bảo mức sống tối thiểu.

Câu 35 : Em không đồng với ý kiến nào sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đa kê khai.

B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.

C. Buôn bán thì không nhất thiết phải kê khai đúng số lượng mặt hàng.

D. Buôn bán nhỏ thì cũng cần phải kê khai với cơ quan thuế.

Câu 36 : Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của pháp luật về hôn nhân?

A. Kết hôn khi đang có vợ hoặc chồng.

B. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.

C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý về vấn đề hôn nhân.

D. Kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu 37 : Nội dung cơ bản nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?

A. Tự nguyện tiến bộ.

B. Một vợ một chồng.

C. Do cha mẹ ép buộc.

D. Vợ chồng bình đẳng.

Câu 38 : Vợ chồng bình đẳng với nhau được hiểu là gì?

A. phải làm những công việc bằng nhau, không hơn không kém.

B. phải làm những công việc giống hệt như nhau trong gia đình.

C. có nghĩa vụ và quyền không giống nhau trong gia đình.

D. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình.

Câu 39 : Pháp luật nước ta quy định cấm kết hôn trong phạm vi mấy đời?

A. 2 đời.

B. 3 đời.

C. 4 đời.

D. 5 đời.

Câu 40 : Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Không nên yêu sớm vì có thể dẫn đến kết hôn sớm.

C. Lấy vợ, lấy chồng là quyền của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp.

D. Kết hôn và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247