Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi học kì 1 môn Vật lý 11 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Đề thi học kì 1 môn Vật lý 11 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Câu 1 : Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định nào dưới đây không đúng? 

A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường. 

B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C. 

C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó. 

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.

Câu 2 : Biết rằng bán kính trung bình của nguyên tử của nguyên tố bằng 5.10-9 cm. Lực tĩnh điện giữa hạt nhân và điện tử trong nguyên tử đó: 

A. Lực đẩy, có độ lớn F = 9,2.108

B. Lực đẩy, có độ lớn F = 2,9.108

C. Lực hút, có độ lớn F = 9,2.10-8

D. Lực hút, có độ lớn F = 2,9.10-8 N

Câu 3 : Tìm phát biểu đúng về mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện 

A. Công của lực điện cũng là thế năng tĩnh điện 

B. Công của lực điện là số đo độ biến thiên thế năng tĩnh điện 

C. Lực điện thực hiện công dương thì thế năng tĩnh điện tăng 

D. Lực điện thực hiện công âm thì thế năng tĩnh điện giảm

Câu 4 : Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:

A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.

B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.

C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.

D. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.

Câu 6 : Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường 

A. giảm 2 lần. 

B. tăng 2 lần. 

C. giảm 4 lần. 

D. tăng 4 lần.

Câu 7 : Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong 

A. chân không. 

B. nước nguyên chất. 

C. dầu hỏa. 

D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 13 : Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì 

A. chúng phải có cùng điện dung. 

B. hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện phải bằng nhau. 

C. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn. 

D. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.

Câu 15 : Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu 17 : Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là 

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương. 

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm. 

C. bằng 0. 

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 18 : Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì

A. độ sụt thế trên R2 giảm.

B. dòng điện qua R1 không thay đổi.

C. dòng điện qua R1 tăng lên.

D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.

Câu 20 : Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 2 m. Nếu UAB = 10 V thì UAC bằng 

A. 20 V. 

B. 40 V. 

C. 5 V. 

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 21 : Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương 

A. vuông góc với đường trung trực của AB. 

B. trùng với đường trung trực của AB. 

C. trùng với đường nối của AB. 

D. tạo với đường nối AB góc 45°

Câu 24 : Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

A. \(m = F\frac{A}{n}I.t\)

B. m = D.V

C. \(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)

D. \(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)

Câu 25 : Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

Câu 26 : Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì? 

A. B âm, C âm, D dương. 

B. B âm, C dương, D dương. 

C. B âm, C dương, D âm. 

D. B dương, C âm, D dương.

Câu 27 : Bản chất dòng điện trong chất khí là:

A. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường.

B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.

C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.

D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.

Câu 30 : Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng? 

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C. 

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton. 

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử. 

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247