Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Bỉm Sơn

Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Bỉm Sơn

Câu 1 : Nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện không bổ sung vào môi trường dịch nuôi cấy dinh dưỡng mới và không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các sản phẩm qua nuôi cấy được gọi là:

A. Nuôi cấy trong môi trường bán tổng hợp.

B. Nuôi cấy liên tục.

C. Nuôi cấy trong môi trường tự nhiên.

D. Nuôi cấy không liên tục.

Câu 2 : Khi nói về virut HIV, phương án nào sau đây đúng:

A. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào các tế bào hồng cầu gây mất máu.

B. Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của người nhiễm loại virut này.

C. HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp và khi dùng chung bát đũa với người bệnh.

D. HIV có thể lây lan do các vật trung gian truyền bệnh như muỗi, bọ chét.

Câu 3 : Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?

A. Hấp phụ.

B. Sinh tổng hợp.

C. Lắp ráp.

D. Xâm nhập.

Câu 4 : Vì sao virut thường không tự xâm nhập vào cơ thể thực vật?

A. Thành tế bào thực vật rất bền vững, không có thụ thể.

B. Kích thước của virut thường lớn hơn.

C. Bộ gen của virut thường là ARN mạch đơn rất dài.

D. Virut thực vật không tiết được enzim để phá thành tế bào.

Câu 6 : Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như nuôi vi khuẩn được vì sao?

A. Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.

B. Kích thước của nó vô cùng nhỏ bé.

C. Virut chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.

D. Virut không có hình dạng đặc thù.

Câu 7 : Dựa vào những tiêu chí nào để phân chia thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?

A. Nguồn nitơ và nguồn CO2

B. Nguồn cacbon và năng lượng.

C. Dựa vào môi trường có hay không có khí oxi.

D. Dựa vào ánh sáng.

Câu 9 : Các loại đồ ăn, thức uống, quần áo, đồ dùng trong gia đình ...có vi khuẩn, nấm sinh sống thì môi trường sống đó của vi sinh vật được gọi là gì?

A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường bán tổng hợp

C. Môi trường tổng hợp

D. Môi trường nuôi cấy liên tục

Câu 10 : Hệ gen của virut có vai trò gì?

A. Bảo vệ virut

B. Là thụ thể giúp virut bám được lên bề mặt tế bào chủ

C. Quy định mọi đặc đểm của virut 

D. Giúp virut tạo dinh dưỡng để nó sống

Câu 11 : Virut nào có vỏ ngoài trong các loài nào sau đây?

A. Phagơ

B. Khảm thuốc lá

C. HIV

D. Virut bại liệt

Câu 12 : Hình thức dinh dưỡng đều dùng nguồn năng lượng và nguồn cac bon từ chất hữu cơ được gọi là hình thức gì?

A. Quang tự dưỡng

B. Hóa dị dưỡng

C. Hóa tự dưỡng

D. Quang dị dưỡng

Câu 13 : Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 2 môi trường sau:- Môi trường (1) gồm nước, muối khoáng và nước thịt

A. Nhiệt độ không phù hợp.

B. Thiếu nhân tố sinh trưởng.

C. Thiếu năng lượng.

D. Vì không có nguồn cacbon.

Câu 14 : Vi sinh vật kí sinh động vật thuộc nhóm vi sinh vật nào?

A. Vi sinh vật ưa lạnh

B. Vi sinh vật ưu siêu nhiệt

C. Vi sinh vật ưu nhiệt

D. Vi sinh vật ưu ấm

Câu 15 : Khi ướp cá bằng muối thì bảo quản được cá, hạn chế bị ươn là do đâu?

A. Thiếu chất hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất nên ngừng sinh trưởng.

B. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh chất nên không phân chia.

C. Trong môi trường ưu trương, vi sinh vật bị thiếu thức ăn nên không phân chia.

D. Vi sinh vật không hấp thụ được dinh dưỡng trong môi trường ưu trương nên không phân chia.

Câu 16 : Đặc điểm nào sau đây không có trong chu trình nhân lên của virut HIV:

A. Chỉ đưa hệ gen vào tế bào chủ trong quá trình xâm nhập.

B. Vật chất di truyền là ARN nên phải phiên mã ngược để chuyển thành ADN mạch kép.

C. Hấp phụ được trên tế bào limpho T – CD4 mà không hấp phụ được với tế bào gan của người.

D. Khi phóng thích, chúng phá vỡ tế bào chủ để chui ra ngoài ồ ạt.

Câu 17 : Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng:

A. Protein, lipit, cacbohydrat.

B. Nước muối, nước đường.

C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ.

D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh.

Câu 19 : Tập hợp các sinh vật nào sau đây là vi sinh vật?

A. Động vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm.

B. Vi khuẩn, vi nấm, vi tảo.

C. Động vật nguyên sinh, vi khuẩn, rêu, nấm.

D. Rêu, vi tảo, động vật nguyên sinh.

Câu 20 : Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp?

A. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.

B. Đang diễn ra pha lũy thừa.

C. Bất kỳ thời điểm nào nhưng trước pha suy vong.

D. Cuối pha cân bằng.

Câu 21 : Sản phẩm nào không phải là ứng dụng của virut trong thực tiễn?

A. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

B. Sản xuất văcxin.

C. Sản xuất rượu.

D. Sản xuất Inteferon.

Câu 22 : Ý nghĩa của kiểu quang tự dưỡng ở vi sinh vật đối với môi trường và con người là gì?

A. Tạo được nguồn Nitơ dễ sử dụng cho cây trồng.

B. Cung cấp nguồn ôxi cho sự sồng trên Trái Đất, đảm bảo chu trình tuần hoàn cacbon.

C. Sản xuất được rượu, bia, nước mắm, làm tương, làm nem chua, sữa chua, giấm.

D. Xử lý được các nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng.

Câu 23 : Virut ôn hòa có thể chuyển thành virut độc trong điều kiện nào?

A. Khi virut sống trong môi trường ưu trương

B. Khi tế bào thay đổi hình dạng

C. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi

D. Có tác động của tia tử ngoại hoặc chất hóa học

Câu 24 : Trong các loại bệnh sau, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra?

A. Viêm gan B, viêm não Nhật Bản.

B. Sởi, lao.

C. HIV, cúm.

D. Cúm, sốt rét.

Câu 25 : Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của tế bào limphô T độc?

A. Miễn dịch tế bào.

B. Miễn dịch tự nhiên.

C. Miễn dịch bẩm sinh.

D. Miễn dịch thể dịch.

Câu 26 : Thành phần hóa học cấu tạo của virut gồm những thành phần nào?

A. Lipit và axit nucleic

B. Protein và axit nucleic

C. Lipit và protein

D. Cacbohydrat và protein

Câu 27 : Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?

A. Dạng que, dạng xoắn

B. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp

C. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que

D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que

Câu 30 : Trong tế bào chủ, virut không tổng hợp thành phần nào sau đây:

A. Protein để cấu tạo nên riboxom

B. Axit nuclêic

C. Protein vỏ capsit

D. Protein enzim dùng cho sao chép và phiên mã

Câu 31 : Tác dụng của việc ngâm rau sống đã rửa trong nước muối từ 5 – 10 phút để làm gì?

A. Giúp rau tươi hơn, giòn hơn.

B. Gây oxi hóa các thành phần của tế bào vi sinh vật.

C. Gây co nguyên sinh vi sinh vật để loại bỏ vi sinh vật.

D. Loại bỏ các chất cặn bã còn bám lại trên rau.

Câu 37 : Hợp chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Prôtêin.

B. Mônôsaccarit.

C. Phênol.

D. Pôlisaccarit.

Câu 38 : Câu nào sau đây không đúng khi nói đến virut

A. Bộ gen chứa ADN hoặc ARN.

B. Chỉ có vỏ là protein và lõi axit nucleic.

C. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào.

D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 39 : Nuclêôcapsit là tên gọi dùng để chỉ yếu tố nào?

A. Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nuclêic.

B. Các vỏ capsit của virut.

C. Bộ gen chứa ADN của virut.

D. Bộ gen chứa ARN của virut.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247