Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Du

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Du

Câu 1 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.

B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.

C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.

D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.

Câu 2 : Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây?

A. Pha cân bằng và pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát và pha suy vong

C. Pha tiềm phát và pha cân bằng

D. Pha cân bằng và pha suy vong

Câu 5 : Mêzôxôm - điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn - có nguồn gốc từ bộ phận nào?

A. Vùng nhân

B. Thành tế bào

C. Tế bào chất

D. Màng sinh chất

Câu 6 : Sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng ngoại bào tử?

A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

B. Xạ khuẩn

C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

D. Nấm men rượu

Câu 7 : Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng lọai bào tử nào sau đây?

A. bào tử đảm.

B. bào tử túi.

C. bào tử đốt.

D. ngoại bào tử.

Câu 8 : Nhóm nào dưới đây gồm hai vi sinh vật có cùng hình thức sinh sản vô tính?

A. Tảo lục và nấm men rượu rum

B. Nấm men rượu và trùng giày

C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía và xạ khuẩn

D. Tảo mắt và nấm Mucor

Câu 9 : Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?

A. Kitin

B. Peptiđôglican

C. Canxiđipicôlinat

D. Axit glutamic

Câu 10 : Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật?

A. Bào tử túi

B. Bào tử đốt

C. Ngoại bào tử

D. Nội bào tử

Câu 11 : Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là gì?

A. Ánh sáng

B. Ánh sáng và chất hữu cơ

C. Chất hữu cơ

D. Khí CO2

Câu 12 : Cho biết nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là gì?

A. Khí CO2

B. Chất hữu cơ

C. Ánh sáng

D. Ánh sáng và chất hữu cơ

Câu 15 : Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng

B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng

C. Vi sinh vật quang tự dưỡng

D. Vi sinh vật hóa dưỡng

Câu 17 : Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí trong điều kiện nào?

A. Có oxi phân tử

B. Có oxi nguyên tử

C. Không có oxi phân tử

D. Có khí CO2

Câu 18 : Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp kị khí trong điều kiện nào dưới đây?

A. Có oxi phân tử

B. Có oxi nguyên tử

C. Không có oxi phân tử

D. Có khí CO2

Câu 19 : Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?

A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là oxi

D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat

Câu 20 : Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phân giải 1 phân tử đường glucozo?

A. Sản phẩm cuối cùng là khí O2 và H2O

B. Tế bào vi khuẩn tích lũy được 36 ATP

C. Tế bào vi khuẩn tích lũy được 38 ATP, chiếm 40% năng lượng của phân tử glucozo

D. Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và 36 ATP

Câu 21 : Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?

A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí

B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí

C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ

D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3

Câu 22 : Chất nhận electron cuối cùng của quá trình lên men là gì?

A. Oxi phân tử

B. Một chất vô cơ không phải là oxi phân tử

C. Một chất hữu cơ

D. NO3- và SO42-

Câu 23 : Các axit amin nối với nhau bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein?

A. Liên kết peptit

B. Liên kết dieste

C. Liên kết hidro

D. Liên kết cộng hóa trị

Câu 24 : Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?

A. Glixerol và axit amin

B. Glixerol và axit béo

C. Glixerol và axit nucleic

D. Axit amin và glucozo

Câu 26 : Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện quá trình giảm phân.

A. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân l còn tế bào 2 đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II

B. Nếu 2 cromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội

C. Sau khi kết thúc toàn bộ quá trình phân bào bình thường, hàm lượng ADN trong mỗi tế bào con sinh ra từ tế bào 1 và tế bào 2 bằng nhau

D. Kết thúc quá trình giảm phân bình thường, tế bào 1 sẽ hình thành nên 4 loại giao tử có kiểu gen là: AB, Ab, aB, ab

Câu 34 : Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: \(\frac{{AB}}{{ab}}dd\); tế bào thứ hai: \(\frac{{AB}}{{aB}}Dd\), Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế

A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra

B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại

C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra

D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra

Câu 35 : Sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

A. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể.

B. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào.

C. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào.

D. Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào.

Câu 36 : Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là nhờ vào yếu tố nào?

A. Kích thước nhỏ.

B. Phân bố rộng.

C. Chúng có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

D. Tổng hợp các chất nhanh.

Câu 37 : Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của phương pháp nuôi cấy vi sinh vật không liên lục?

A. Điều kiện môi trường được duy trì ổn định.

B. Pha lũy thừa thường chỉ được vài thế hệ.

C. Không đưa thêm chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy.

D. Không rút bỏ các chất thải và sinh khối dư thừa.

Câu 39 : Trật tự đúng của quá trình ST của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục là:

A. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

C. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng.

D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247